BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VỀ VIỆC" TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ " NĂM HỌC 2021 - 2022
Năm học 2021 – 2022 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện chuyên đề về "Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc thiểu số" Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy học có lồng ghép tăng cường tiếng việt vào trong các hoạt động hàng ngày.
Trường mầm non xã Mường Nhà là một ngôi trường có 13 lớp với 322 học sinh trong đó trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm 88%, chủ yếu các con là dân tộc H'Mông và dân tộc thái, dân tộc Lào, Nhiều con lần đầu tiên được đến lớp, đến trường việc nghe và nói tiếng Việt còn hạn chế, mặc dù cô giáo cố gắng hướng trẻ nói bằng tiếng Việt song trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng thường xuyên đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Ở đây trẻ chỉ dùng tiếng Việt giao tiếp với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy việc tăng cường tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Để giúp trẻ dân tộc thiểu số tăng khả năng nghe hiểu và thực hành tiếng Việt hiệu quả hơn, các cô giáo đã làm được 1 số hoạt động xây môi trường tăng cường tiếng việt. Trong thời gian thực hiện chuyên đề chúng tôi xin chia sẻ những việc mà chúng tôi đã thực hiện như sau.
1. Môi trường ngoài lớp học
- Có nơi cung cấp thông tin tuyên truyền và trao đổi với phụ huynh
- Môi trường ngoài lớp có vườn hoa cây cảnh, đồ chơi, cây cối trên sân trường, thẩm mỹ và bắt mắt, lôi cuốn trẻ, để trẻ tìm tòi khám phá, trải nghiệm
- Trường lớp luôn vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Sắp xếp các khu vực vui chơi, học tâp, vệ sinh ăn ngủ của trẻ , khoa học hợp lý.
Hình ảnh : Bảng tin tuyên truyền và trao đổi với phụ huynh
2. Môi trường trong lớp học
- Giáo viên đã phân chia lớp thành các góc khác nhau, tạo ra những góc mở, trẻ có cơ hội tham gia học tập tại các góc đó
VD: Góc tạo hình ở lớp mẫu giáo lớp trung tâm trường
- Ở góc này các cô đã biết sắp xếp không những trẻ vẽ được những bức tranh đẹp mà trẻ
còn được thực hành sử dụng bút, giữ giấy tạo thành các nét mà trẻ muốn thể hiện.
Điều quan trọng là trẻ được tập và chuẩn bị cho việc học viết sau này, các cô giáo rất sáng tạo làm Hộp cát để trẻ tập viết chữ , trẻ có thể vẽ các hình theo ý thích hoặc tập viết chữ cái hoặc chữ số ( Hộp cát này có thể để ở góc tạo hình , chữ cái, toán..)
Hình ảnh: chụp tại lớp mẫu giáo lớn Trung tâm trường .
- Bên cạnh đó góc tạo hình có thể sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, như lá cây rụng, sỏi đá, hột hạt ….tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên , gần gũi với trẻ, giúp trẻ luôn sáng tạo khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ
Hình ảnh: Vẽ con rùa trên đá và những chú bọ dừa được tạo hình từ đá
- Để TCTV trẻ chơi ở góc này có thể trò chuyện với nhau về cách sử dụng các nguyên vật liệu , đồng thời có thể trao đổi hướng dẫn nhau tạo ra sản phẩm theo ý thích
Hình ảnh : Chụp tại lớp Mẫu giáo nhỡ, bé trung tâm trường
Hình ảnh: TCTV trong mọi hoạt động, Môi trường ngoài lớp học có kết hợp cho trẻ làm quen chữ cái
Khai thác và sử dụng tối đa môi trường được xây dựng nhằm tăng cường tiếng việt cho trẻ
- Có thể thấy mọi thứ trong thiên nhiên và đời sống đều có thể được dùng để trẻ học tập và phát triển tiếng việt , giáo viên cần quan tâm , để ý đến mọi sự vật, hiện tượng xung quanh để tận dụng cho trẻ học từ môi trường , trong môi trường và về môi trường gần gũi
Hình ảnh: Góc địa phương
- Các cô giáo đã sưu tầm và sắp xếp đồ dùng, trang phục, 1 số sản vật địa phương, các hoạt động lễ hội , các tác phẩm văn học thơ truyện …. của đồng bào dân tộc trẻ
Tuy nhiên, cần phải chọn thời gian thích hợp để trẻ học làm những việc này. Thời gian vui chơi, hoạt động khám phá là thích hợp nhất vì trẻ có thể làm từ từ và ít căng thẳng hơn.
Giáo viên để cho trẻ tự do thể hiện và luôn ở bên để động viên tinh thần của chúng, nhắc chúng tiếp tục cố gắng. Luôn tỏ ra thích thú và vui mừng mỗi khi trẻ thể hiện là chúng đã tập thành thạo một kĩ năng mới, khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ đạt được một mục tiêu nào đó hoặc nỗ lực làm việc gì đó.
Trẻ thường xuyên thực hành sẽ trở nên tiến bộ rất nhiều vì vậy giáo viên thường xuyên trao đổi với trẻ nhằm giúp trẻ được trò chuyện với cô ở mọi lúc mọi nơi.
Trên đây là bài viết của trường mầm non xã Mường Nhà chúng tôi trong việc tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2021- 2022. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo
Nhà trường xin trân trọng cảm ơn!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn